Nếu bạn đang sở hữu những chú cá koi đắt giá, vậy thì việc chăm sóc chúng như thế nào để chúng có thể kéo dài tuổi thọ và không bị bệnh là điều mà bạn cần quan tâm lúc này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thùng lọc hồ cá koi, nguyên lý hoạt động và cách lắp đặt sao cho tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Nguyên lý hoạt động của thùng lọc hồ cá koi
Hiện tại thùng lọc cho hồ cá chép koi thông dụng và phổ biến nhất là hệ thống lọc 3 thùng rời. Với hệ thống lọc này, nguồn nước đầu vào sẽ được dẫn qua lần lượt từ thùng 1 đến thùng 2 và thùng 3. Trong đó, ở mỗi thùng đều có các vật liệu lọc để có thể loại bỏ những cặn bẩn, chất độc hay ô nhiễm,…giúp đảm bảo nguồn nước cung cấp cho hồ cá koi luôn sạch, an toàn và không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá.
Sơ đồ thiết kế hệ thống lọc 3 thùng rời, thùng lọc hồ cá koi
Để có thể lắp đặt thùng lọc hồ cá chép koi bạn cần sử dụng 3 thùng phuy nhựa. Sau đó, dùng máy khoan lỗ ở thành và đáy của 3 thùng nhựa. Trong đó, khoan thành để tạo hệ lọc tràn trên và dưới; khoan đáy để lắp đặt đường ống xả đáy. Đồng thời, khoan thêm một lỗ xả tràn, đề phòng khi các thùng lọc hồ cá nước bơm quá mạnh hoặc bị tắc nghẽn.
Cách lắp đặt:
Với ống dẫn nước, bạn bẻ cong đầu ra của các ống dẫn nước này để tạo luồng xoáy gom phân ở đáy của thùng phuy nhựa 1. Lúc này, thùng phi một sẽ nhận nước cấp từ hồ chính vào có tác dụng như 1 thùng lắng phân, chất thải, cặn bã từ hồ chính. Bạn đặt thêm chổi lọc trong thùng lọc 1 để giúp ngăn chặn tối đa phần chất thải, cặn bã lơ lửng trong nước, những chất cặn bã li ti trước khi qua thùng thứ 2.
Thùng lọc cá koi 2 sẽ được nối thêm một đoạn ống nhựa để đặt bộ sủi oxy tạo vi sinh, đồng thời làm giá đỡ cho các vật liệu lọc, tạo khoảng thoáng cho nguồn nước tiếp tục lưu thông. Nước sau khi được lọc qua thùng 2 sẽ chảy vào thùng thứ 3.
Với thùng thứ 3, bạn có thể chọn vật liệu lọc bao gồm chổi lọc, tấm bùi nhùi jmat, san hô, nham thạch, sứ lọc, vỏ sò, kaldnes (hạt lọc động),…
Ưu nhược điểm của hệ thống lọc 3 thùng rời, hệ thống thùng lọc cá koi đơn giản và phổ biến hiện nay
Ưu điểm:
– Tiết kiệm chi phí: Thay vì phải mua những máy lọc nước tốn kém, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống lọc 3 thùng rời này. Với hệ thống lọc 3 thùng này bạn có thể tự lắp đặt tại nhà với một khoản chi phí không quá đắt để mua các nguyên vật liệu thích hợp.
– Độ bền tương đối cao: Độ bên này sẽ phụ thuộc vào việc bạn chọn chất liệu thùng phuy. Thông thường những thùng phuy này sẽ cho tuổi thọ lên đến cả chục năm, do đó bạn không cần mất quá nhiều chi phí để thay thùng lọc thường xuyên.
– Đảm bảo nguồn nước đầu vào sạch để nuôi cá chép koi. Bởi koi là loài cá ở sạch, nếu nguồn nước đầu vào bẩn thì cá sẽ dễ bị bệnh, ốm yếu và nhanh chết. Do đó việc lắp đặt hệ thống thùng lọc cá koi sẽ giúp cải thiện chất lượng nguồn nước vào hồ cá, loại bỏ nhiều vi khuẩn, cặn bẩn, ký sinh; đồng thời cung cấp thêm canxi, khoáng chất từ vỏ sò, nham thạch từ thùng phuy thứ ba giúp cá koi lên màu đẹp và phát triển khỏe mạnh
Bên cạnh những ưu điểm thì thùng lọc cá koi này còn có một số nhược điểm như:
– Các vật liệu lọc phải thay thế thường xuyên. Bởi sau một thời gian sử dụng các vật liệu lọc này sẽ bị tích tụ nhiều cặn bẩn. Do đó bạn cần thường xuyên thay vật liệu lọc để có thể đảm bảo chất lượng nước lọc đầu vào để nuôi cá khoẻ mạnh.
– Tốn nhiều công sức: Cũng giống như vật liệu lọc, thùng phuy cũng cần thường xuyên vệ sinh để tránh các chất bẩn, rêu, tảo bám vào thùng. Điều này sẽ tốn không ít công sức của người nuôi cá koi.
– Kích thước thùng phuy khá cồng kềnh: việc lắp đặt hệ thống thùng lọc hồ cá koi này khá tốn diện tích. Do đó đối với những hồ cá có không gian nhỏ thì việc lắp đặt sẽ khó khăn hơn và tạo cảm giác chật chội.
– Gia công lắp đặt khá phức tạp: Nếu không có kinh nghiệm trong việc gia công lắp đặt thùng phuy, sẽ rất dễ làm thủng thùng, đặc biệt là trong lúc khoan đục lỗ thùng phuy; thêm nữa kích thước ống nước và lỗ khoan không bằng nhau cũng gây rò rỉ nước,…
Những lưu ý khi mua thùng lọc hồ cá koi
Để mua được thùng lọc cho hồ cá koi chất lượng, bạn nên chọn chất liệu nhựa cứng. Bởi chất liệu này khá nhẹ, dễ dàng di chuyển và vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh lựa chọn thùng phuy làm từ chất liệu sắt, bởi sau một thời gian ngắn sử dụng, thùng sẽ dễ bị rò rỉ do phải thường xuyên tiếp xúc với nước.
Hơn nữa, khi chọn thùng phuy bạn cần đảm bảo chọn thùng có đáy bằng phẳng, đứng vững chắc, không bị đổ. Và nên chọn thùng có nắp đậy để vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ lại vừa đảm bảo chất lượng nước lọc sạch hơn.
Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu về thùng lọc cá koi, bao gồm cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như cách lắp đặt và ưu nhược điểm của hệ thống lọc này. Hãy thử áp dụng cho hồ cá koi nhà bạn nhé!
Cá Koi mất màu: Đừng lo, chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục!
Hồ cá Koi của bạn đang dần mất đi vẻ đẹp rực rỡ? Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp...
Tìm hiểu về cây gõ đỏ: Đặc điểm, công dụng và ý nghĩa phong thủy
Cây gõ đỏ là một loại cây gỗ quý nổi bật trong các khu rừng nhiệt đới với chiều cao...
Top 10 loại cây trồng trong hồ cá ngoài trời giúp cân bằng hệ sinh thái
Tạo một hệ sinh thái thu nhỏ ngay tại không gian sống của bạn với hồ cá ngoài trời là...
Trà thất: Hơn cả một ly trà, đó là cả một nghệ thuật
Trà thất là một biểu tượng của văn hóa Nhật Bản, kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật, thiền và...
Khám phá ngay 15+ loại cây leo siêu dễ trồng, phù hợp với mọi không gian
Cây leo là giải pháp tuyệt vời để tạo mảng xanh và mang đến sự sinh động cho không gian...
Bạn có biết? Trồng hoa hồng trong chậu lại dễ đến thế này!
Hoa hồng trong chậu không chỉ là biểu tượng của vẻ đẹp, mà còn là một thử thách thú vị...