Cá koi mắc bệnh ngủ nếu không được chữa trị nhanh chóng và dứt điểm sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Do đó trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh ngủ cá koi hiệu quả và dứt điểm.
Biểu hiện bệnh ngủ ở cá Koi
Cá coi khi mắc bệnh ngủ thường có những biểu hiện như sau:
– Cá có biểu hiện uể oải, thường nằm ngửa hoặc nằm nghiêng với vây bị kẹp, lúc nào cũng trong trạng thái thờ ơ như đang ngủ. Với những con bị bệnh nặng sẽ dần chìm xuống đáy hồ, hoặc cũng có thể phần đầu nặng và chìm xuống, còn phần đuôi nổi lên trên.
– Có những con cá koi mắt bị trũng xuống, sưng lên, sắc tố da thay đổi.
– Cá cũng có thể xuất hiện lớp nhầy màu trắng trên mang cá và lan ra toàn cơ thể.
Đặc biệt bệnh ngủ cá koi có ảnh hưởng rất lớn đến các mô và mang của cá, khiến cho việc trao đổi õy bị cản trở. Vậy nên, nếu không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong của cá rất lớn, lên đến 80%.
Nguyên nhân gây bệnh ngủ ở cá Koi
Bệnh ngủ ở cá koi thường gặp nhất với những con cá trong độ tuổi nhỏ (1 tuổi) hoặc những con cá koi đã già. Bởi đây là 2 ° tuổi mà hệ miễn dịch của cơ thể rất kém.
Nguyên nhân gây bệnh ngủ cá koi là do sự gây hại của các loại vi khuẩn, virus như: Flavobacterium, CEV. Đây là những loại vi khuẩn dạng sợi (Myxobacterial), ký sinh ngoài, gây nên những tổn thương chủ yếu trên da và mang của cá koi. Chúng thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm, có hình que khá dài và mảnh nhẹ, kích thước khoảng 0,5-1.0x 4-10µm và di chuyển rất nhanh.
Các loại vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào cá koi nếu cá koi bị stress, hoặc do bị thay đổi môi trường sống từ môi trường ao sang môi trường hồ, bể, khiến cơ thể cá koi chưa kịp thích nghi, hệ miễn dịch còn kém.
Tham khảo thêm: Đơn vị thiết kế thi công hồ cá Koi đạt chuẩn, chuyên nghiệp
Cách chữa bệnh ngủ ở cá Koi
Để chữa bệnh ngủ ở cá koi, bạn có thể áp dụng các cách chữa bệnh sau:
– Tăng hoặc giảm nhiệt độ nước trong bể: Virus thuộc nhóm CEV sẽ phát triển nhanh chóng khi ở nhiệt độ nước trong khoảng từ 15 – 23oC. Do đó, bạn chỉ cần điều chỉnh lại nhiệt độ trong nước cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng nhiệt độ trên để làm ức chế các virus có hại cho cá koi. Tuy nhiên, vì cá koi dễ chết trong môi trường lạnh nên bạn cần tăng nhiệt độ trong hồ/ao nuôi nhé!
– Sử dụng thuốc kháng sinh cho cá Koi: Khi bệnh ngủ ở cá koi phát triển đến giai đoạn xuất hiện các vết thương hở ngoài da, mang, các vết lở loét này sẽ khiến cho virus xâm nhập nhanh chóng. Do đó để chữa trị kịp thời và hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh KanaPlex cho cá bằng cách trộn vào thức ăn và cho cá ăn 1 lần/ngày.
– Tắm muối: đây cũng là một trong những cách trị bệnh ngủ ở cá koi hiệu quả. Bạn có thể tắm muối cho cá Koi với nồng độ 0.5 – 2.9%, liên tục tắm muối trong khoảng 4 ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng và phòng tránh bệnh ngủ cho cá Koi.
Cách phòng ngừa bệnh ngủ cho cá Koi
Hiện nay, bệnh ngủ ở cá Koi gây ra bởi vi khuẩn Flavobacterium và virus CEV. Do đó, nếu muốn phòng bệnh này, bạn cần thường xuyên vệ sinh môi trường sống của cá sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội tấn công vào cơ thể cá Koi. Hồ cá phải được thau rửa thường xuyên, đáp ứng đầy đủ các thông số sau:
- Độ pH: 7-7.5
- Ngưỡng pH: 4-9
- Nhiệt độ 20-27oC
- Hàm lượng Oxy tối thiểu: 2,5mg/L. Thông thường, sau một thời gian nuôi cá, các chất thải, chất nhờn và ánh nắng mặt trời sẽ tạo điều kiện cho rong rêu, tải phát triển nhanh chóng và nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng oxy trong hồ của cá, gây thiếu hụt lượng oxy để cá hô hấp. Giải pháp cho bạn đó là trồng thêm các cây cảnh xung quanh hồ để đảm bảo lượng oxy cho cá.
- Lượng muối từ 0,5-1%
Bên cạnh đó, khi phòng bệnh ngủ cho cá koi, bạn cần chú ý đến mật độ cá koi trong hồ. Khi cá koi mắc bệnh ngủ thường dẫn đến thiếu hụt oxy, do đó nếu lượng cá trong hồ quá lớn có thể khiến tình trạng bệnh của cá càng trở nặng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc số lượng cá koi nuôi trong mỗi bể để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cá. Nguyên tắc chọn số lượng cá koi trong mỗi bể như sau:
– Đối với cá koi lớn hơn 30cm, cứ mỗi mét khối nước thì được thả một con.
– Nếu cá nhỏ, có thể thả với mật độ dày hơn.
Ngoài ra, mật độ cá Koi trong hồ quá dày cũng có thể gây nên các vấn đề cho cá, như:
- Làm suy giảm khả năng phòng vệ của cá Koi
- Hệ lọc hoạt động quá tải dẫn đến môi trường nước không đảm bảo
- Nguồn oxy và dưỡng chất không đủ khiến cá Koi thường xuyên bị căng thẳng
- Dễ bị lây lan bệnh khi trong đàn có 1 con mắc bệnh
Bệnh ngủ là một căn bệnh thường bị xem nhẹ ở cá Koi, nhưng lại là một trong những bệnh có nguy cơ tử vong cao hàng đầu. Do đó, bạn cần quan sát kỹ những biểu hiện của cá để có thể kịp thời chữa khỏi bệnh cho cá, giúp chúng sống lâu hơn nhé!
Bạn đã hiểu rõ hết sức mạnh của hoa gió kiến trúc?
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao những ngôi nhà cổ thường mát mẻ và thông thoáng hơn so...
Biến sân vườn nhà bạn thành thiên đường nghỉ dưỡng với phong cách Patio
Mơ ước về một oasis xanh mát ngay tại không gian sống của mình? Sân vườn phong cách Patio sẽ...
Hồ cá Koi bị tanh? Xử lý như thế nào hiệu quả nhất?
Hồ cá Koi không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sống...
Hướng dẫn thiết kế vườn trên mái để tối ưu không gian xanh
Thiết kế vườn trên mái không chỉ mang lại không gian xanh trong môi trường đô thị mà còn tạo...
Thi công tường rêu: Bí quyết mang thiên nhiên vào không gian sống
Thi công tường rêu là xu hướng thiết kế nội thất đang ngày càng được ưa chuộng, mang lại sự...
Tầm quan trọng của vitamin cho cá koi: Bí quyết nuôi dưỡng cá khỏe mạnh
Cá koi không chỉ cần thức ăn giàu dinh dưỡng mà còn cần bổ sung vitamin để phát triển khỏe...